5 sự thật về xã hội Việt Nam qua phim Trò đời
Trà đá vỉa hè số 11
Có thể bạn chưa biết, có thể bạn biết rồi, nhưng khi đọc các tác phẩm trào phúng của Vũ Trọng Phụng, các bạn sẽ thấy một xã hội thực tại trong văn y chang thời nay. Đổi mới, quá độ, tiến đến hiện đại hóa đã lâu, nhưng sao mọi thứ lại giống với một thời kì loạn lạc của thế kỉ trước đến vậy? Dưới đây là vài sự thật mà sẽ khiến bạn phải Ồ lên, vuốt râu và gật gù liên tục.
Ồ 1. Cách thức truyền thông (khủng hoảng) chuyên nghiệp
Sương hàn nắng gió bất kỳ biết đâu
Sinh ra cảm sốt nhức đầu
Da khô mình nóng âu sầu ủ ê..."
Ngày nay, khi mà truyền hình, internet hay nhiều phương tiện truyền thông hiện đại nữa phát triển, hiệu quả của nó còn được nhân thêm gấp bội. Ấy thế mới biết nước bọt với người Việt ta có giá trị to lớn như nào, mới biết truyền thông khủng hoảng đã được lớp trẻ thừa hưởng từ ông cha ta thành công đến mức nào.
"Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực"
Hay là "Một người khỏe, hai người vui. Hàng xóm ngậm ngùi"
Ồ 2. Lấy chồng nước ngoài đã đạt đến mức kỹ nghệ
Nếu cho rằng đa số các trường hợp phụ nữ Việt bị rao bán nhan nhản trên mạng để mua về làm vợ là một vấn nạn, thì mọi người cũng hãy bình tâm rằng nạn buôn người này đã có truyền thống từ lâu. Những me Kiểm hay với những Tú bà, Tú ông ngày nay cũng vậy, đã tôi luyện tuyệt đỉnh đến mức nghệ sĩ. Và họ phát triển có kế thừa rất hiệu quả ngành công nghiệp buôn người đã đạt đến mức kỹ nghệ này.Sính ngoại ư? Nhẹ dạ cả tin ư; hay vì Khoai to mới không lo sợ đói hả các chị em? Đàn ông Việt mình còn rạng ngời đây cơ mà. Và chúng tôi thì luôn yêu phụ nữ Việt đầu tiên.
Ồ 3. Mua quan bán chức không phải điều gì tế nhị và mới mẻ
Sĩ diện hão là cái đã in sâu trong tâm trí người Việt không biết mấy ngàn đời rồi. Vì cái sĩ diện của gia đình, người ta có thể làm tất cả thủ đoạn. Từ việc bán sạch ruộng vườn để mua chức Phó lý, cho đến việc dùng mọi thủ đoạn để gán được cái mác Doctor, Giáo sư Quần vợt, trong khi ông giáo sư không viết nổi một chữ.Nếu như cái danh xưa kia chỉ để nhằm mục đích vênh mặt lên với đời, thì cái GHẾ ngày nay nó còn đi kèm thêm cả cái "QUYỀN" và cái "LỢI". Do đó mà giá tiền, thủ đoạn để bám được một cái ghế còn khủng khiếp và quyệt liệt hơn xưa rất nhiều. Chính trị, thật ra là một trò chơi của những thủ đoạn xoay quanh địa vị và đồng tiền mà thôi.
Vậy nên, đa nguyên, đa đảng hay độc tài á, cũng thế cả. Một truyền thống lâu đời đã trở thành phong tục tập quán rồi các bạn ạ. Chỉ thật đáng buồn, đó là khi để một thằng ngu lên trên đầu người có tài có đức, xã hội sẽ bị kéo tụt xuống mức xấp xỉ với IQ của kẻ lãnh đạo đó thôi.
Ồ 4. Không có nghề nghiệp nào là xấu, là hèn
Con đĩ cũng có tự trọng. Một cô Đũi nhà quê chất phác nhưng cũng đã biết hướng cho mình con đường công danh sự nghiệp lẫy lừng; Nữ chúa làng Cô đầu. Phải chăng làm đĩ ngày xưa lại sướng như phim? Hay do Đũi biết trước cả tương lai rạng ngời của nghề làm đĩ phía trước?Bạn thấy rồi đấy, Ca trù (hát Ả đào) giờ cũng là một di sản văn hóa của thế giới. Điệu Tango đậm chất latin đường phố, hay thậm chí ngay cả múa cột giờ đây cũng đã trở thành bộ môn nghệ thuật. Và biết đâu đấy, một em cave yêu nghề tới đây cũng sẽ được truy phong Nghệ sĩ ưu tú? Hãy yêu và theo đuổi nghề nghiệp mà mình đam mê, bạn nhé.
Ồ 5. Trào lưu Âu hóa và pha tiếng
Bạn muốn nổi tiếng? Bạn muốn được xã hội trọng vọng? Muốn thể hiện cái sĩ diện với người đời? Còn chần chừ gì nữa, hãy chọn ngay cho mình một cái tên đậm phong cách Âu hóa. Những Joseph Thiết, Victor Ban, TYPN của ngày xưa là tiền đề cho những Maria Bống, Puga Trần Hĩm hay Micheal Tèo ngày nay kế thừa công cuộc đổi mới này. Một cái tên nuột, một bộ vest hàng hiệu chỉn chu bóng nhoáng, và một chiếc xe ngoại nhập đắt tiền, bạn sẽ vênh mặt lên 90 độ với đời.Bạn đừng care búa rìu dư luận, đừng afraid bố con thằng nào nhòm ngó. Hãy thể hiện stylish của riêng mình, hãy cho thiên hạ biết một business man chuẩn chỉnh là người như thế nào. Nhưng mà cũng nhớ lấy câu này nhé: "Chửi cha không bằng pha tiếng".
Lời kết: xã hội thời loạn
Trích lời cậu Xuân:"...Trong cái cuộc đời chó má này, tất đến nước những kẻ khốn nạn cũng phải lừa đảo nhau"
Hai xã hội, hai thể chế, và hai giai đoạn khác nhau của lịch sử, nhưng mà sao các xã hội ấy lại giống nhau đến vậy. Có phải "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"? Tớ vẫn nghĩ rằng tất yếu của lịch sử luôn đưa đẩy con người và xã hội đến những hoàn cảnh riêng biệt, nhưng yếu tố con người trong xã hội đó luôn là yếu tố quyết định một xã hội là suy tàn, đồi bại hay phát triển. Nền văn minh lúa nước Á đông đã từng là sức mạnh liên kết, hiệu triệu lòng yêu nước của người Việt, nhưng ngày nay lại phơi bày ra nhiều sự xấu xí khiến con người trở nên lạc lõng, mất hết niềm tin. Chung quy lại, quan liêu, dân cũng liêu, chúng ta đều có lỗi hết. Xin lỗi cuộc đời nhưng lỗi này không phải của tập thể, chẳng phải của cộng sản, mỗi chúng ta đều đã gây ra sai lầm hệ thống suốt từ thế hệ này qua thế hệ sau. Và hệ quả như bây giờ đã quá rõ: đồng tiền dắt mũi tất cả.
Dân đã biết dỗi dân sai rồi :( dân sẽ cố gắng sửa. Còn các quan thì sao? Liệu khi chả được cái nước mẹ nào, các quan có chịu hy sinh vì dân? Hay lại cho dân nghe điệp khúc cũ: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...
Thay cho lời kết, dù sao thi em phải kiếm cơm tiếp thôi: "Ob-La-Di, Ob-La-Da, Life goes on, brahh... La la How the life goes on..."
Hãy dành cho mình những niềm tin và lạc quan, và truyền lại cho lớp trẻ những ước mơ tươi sáng.
Rất sâu sắc và đúng với hiện thực xã hội.
ReplyDelete1 tác phẩm giá trị!
ReplyDelete