Chuyện cổ tích về loài người
Phần 1
"Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con"...
Đứa trẻ đó dần lớn lên, và bắt đầu công cuộc khai phá vĩ đại của loài người..
Thế giới hiện ra trước mắt nhân loại giống hệt như trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của thi sĩ Xuân Quỳnh mà hồi bé tí ai ai cũng đã học vậy. Còn nhân loại - cậu bé của ngày nào đang lớn dần, và dò dẫm những bước đầu tiên khám phá thế giới rộng lớn xung quanh
1. "...Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm..."
Hồi đó, cách đây 4,55 tỉ năm. Trong một đám mây hỗn mang toàn bụi với khí đang xoay như chóng chóng quanh một ngôi sao mới. Đất đá khói bụi mịt mù. Đầu tiên, những chuyển động quay cuồng đó khiến bụi khí dính vào nhau bởi lực tĩnh điện. Rồi những lớp bụi đá bắt đầu bồi đắp, cô đặc lại với nhau do lực hấp dẫn trọng trường. Cứ như vậy, chúng lớn dần, lớn dần và đạt hình dạng cầu như ngày nay
Khi mới sinh, hành tinh Terra trông thật là nóng bỏng như này đây
Có thể nói, thời kì hỗn mang ấy đích thực là cuộc chiến tranh giữa các vì sao. Những va chạm thương tâm là rất khó tránh khỏi khi mà lớp bụi khí dày đặc không ngừng quay gia tốc cho những khối vật chất mới hình thành.
Trong thời kì này, dòng đời xô đẩy thế nào khiến một hành tinh có tên Theia lạc vào trọng trường của Terra... Rồi điều tất yếu đã xảy ra (vần phết nhé)
Sau va chạm, Theia vỡ vụn. Một phần đất đá văng tung tóe ra ngoài quĩ đạo tạo ra Mặt trăng ngày nay, phần kia ở lại với đất mẹ Terra
*chú thích: - Terra: đất mẹ trong thần thoại La mã (Gaia của người Hy lạp)
- Theia: con gái của Terra, titan này là mẹ của thần mặt trăng Selene
Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây chúng ta có thể tận hưởng vẻ đẹp của 2 thiên thể này rồi
Trái đất và Mặt trăng, ảnh chụp bởi phi thuyền Messenger năm 2005
2."...Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ ..."
Đi tiếp về quá khứ với đôi mắt của đứa trẻ hiếu kì..
Cũng như bao ngôi sao khác, mặt trời của bé được hình thành từ một đám mây bụi khí gọi là Tinh vân mặt trời (Solar Nebula) Một đám mây tàn dư vừa trôi dạt, vừa quay tròn trong không gian.
Khoảng 4.6 tỉ năm trước, bất ngờ xảy đến khi một biến cố nào đó từ bên ngoài đã gây ra sóng xung kích khá mạnh ép vào đám mây. Cảnh tượng giống như cục bột mì bị ép cho dẹp lép thành hình một cái đĩa mỏng vậy
Chiếc đĩa khí bụi tiếp tục xoay tròn bởi lực hấp dẫn dồn vào trọng tâm, thúc đẩy quá trình tạo ra đĩa tiền hành tinh (protoplanetary disk)
Đám mây sụp đổ vào bên trong trọng tâm của nó rất nhanh chóng. Tại trọng tâm đó, các phân tử không ngừng dồn nén lại, nhiệt độ và áp suất tăng chóng mặt tạo điều kiện phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Và rồi, một ngôi sao le lói ra đời (tiền mặt trời)
Các thiên thể hầu như tập trung xung quanh cái đĩa của mặt phẳng hoàng đạo này
Trong cái đĩa lộn xộn ấy, Trái đất và các hành tinh bắt đầu thành hình. Những hành tinh đá đơn thuần là sự cô đặc của các nguyên tố nặng hơn. Nhưng tại đâu đó trong đĩa, mật độ khí Hydro và Helli rất nóng, chúng cũng đặc quánh và bị hấp dẫn vào những thiên thể nặng hơn, chúng phát phì và thu hút thêm nhiều bụi khí. Người càng béo phì thì càng ham ăn. Các hành tinh khí ra đời như vậy đó.
Bạn có thể nhìn thấy người khổng lồ của Hệ mặt trời là Mộc tinh kia. Nhưng nếu như có thể "hạ cánh" xuống mặt đất trên sao Mộc, thì mặt đất đó chắc chỉ to hơn Trái đất một chút thôi
Vào giai đoạn tiếp theo, tiền mặt trời dần trở nên cô đặc và nóng bỏng với hàng loạt các phản ứng hạt nhân xảy ra mạnh mẽ. Trước khi hoạt động ổn định, nó phóng ra một lượng gió mặt trời mãnh liệt, gây sóng xung kích thổi bay đám bụi khí ra xa tít tắp mà giờ đây chính là đám mây Oort, biên giới của hệ Mặt trời. Bản thân các hành tinh khí cũng tương tự, một quá trình quét dọn tổng vệ sinh xảy ra, phủi bay bụi khí tàn dư như để chào mừng một hệ hành tinh mới, ngôi nhà chung ấm áp mà chúng ta thấy hiện nay.
Hệ mặt trời vẫn đang biến động, như những hiểu biết của chúng ta về nó vậy
Hết phần 1
Phụ chú
Cơ sở lý thuyết: Thuyết Tinh vân Mặt trời (Nebular hypothesis) được đề xướng bởi Emanuel Swedenborg năm 1734 và Pierre-Simon Laplace năm 1796. Cho đến giờ, nó vẫn tiếp tục được các nhà khoa học hoàn thiện và hầu hết đã giải thích được quá trình hình thành các hệ sao, hệ hành tinh.
Cơ sở thực tiễn: du hành ngược thời gian
Nói ngôi sao cách Trái đất 1 tỉ năm ánh sáng, đồng nghĩa với ánh sáng từ đó đã mất đến 1 tỉ năm mới đến được Trái đất, và hình ảnh ta thu được là từ 1 tỉ năm về trước mất rồi. Có nghĩa là, khi nhìn càng xa vào không gian, chúng ta đang nhìn càng sâu về quá khứ vũ trụ
Bằng phương pháp quan sát thực nghiệm để kiểm chứng cho lý thuyết ở trên, cậu bé ngày nào đã dần tìm hiểu được rất nhiều về thế giới rộng lớn xung quanh mình. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng cậu bé du hành tiếp về quá khứ xa xưa nữa nữa, khi thời gian chỉ mới hình thành... và viết tiếp câu chuyện cổ tích về loài người
Các đĩa tiền hành tinh hình thành trong tinh vân Orion. Ảnh chụp bởi Hubble Space Telescope
Hay, một sự kết hợp rất hay :D. Cái này đem vào giảng dạy là đúng chuẩn đấy :D
ReplyDeleteLại hụt tem. Chú Pika có vẻ thik thiên văn nhể :D
ReplyDeleteHay nhẩy.
ReplyDeletebạn này viết hay :D
ReplyDeleteMấy bức ảnh đẹp ghê !
ReplyDeleteNhung nhu the la Mat troi hinh thanh truoc trai dat ma :)
ReplyDeleteHình ảnh đẹp ;) Bài này cool a ah \m/
ReplyDeleteohhh, các bạn chẳng cho í kiến chuyên môn gì cả
ReplyDeleteMình cũng thích thiên văn học. Ai biết có cách nào thoát khỏi ngày tận thế 2012 hok?
ReplyDeletepikarock liên kết với mình nha
ReplyDeletetheo em được biết,sự hình thành các ngôi sao có một phần là do 2 thiên hà va chạm với nhau ^^
ReplyDelete@Bài học: vào nhà, khóa chặt cửa lại ;))
ReplyDelete@gà: hoan nghênh lí thuyết mới, phải nghiên cứu lại thôi vì tất cả đều là giả thiết
Sự hình thành các ngôi sao phần lớn do năng lượng tối của vũ trụ. do trọng lực khi đủ lượng khí và bụi sẽ hút lấy tạo thành ngôi sao kaka
ReplyDeleteThiên hà rất lớn nếu 2 thiên hà va chạm nhau se thành 1 thiên hà lớn hơn thui
ReplyDeletecái này đâu phải lí thuyết mới hả anh, có từ lâu rồi mà
ReplyDeleteok, phần 2 mình sẽ kể về phần này cho vui
ReplyDeleteSao trước có ai kể em là có ông Thần gì đấy , ông vò vò cái gì xong nó ra trái đất nhỉ :D
ReplyDeleteTất cả đều là tương đối!
ReplyDeleteBài viết hay, ảnh đẹp!...
Năm mới học tập tốt, lao động tốt và viết blog hay...
Ghé thăm bạn,chúc ngày cuối tuần vui nhé!
ReplyDeletelại thêm 1 tờ rẻ tiền nữa
ReplyDelete@Anonymous : bài viết thú vị mà sao bác nỡ ...
ReplyDeleteChờ phần tiếp theo ...
:)) không, đang nói tờ báo ở trên
ReplyDeleteHehe..mình cũng yêu khoa học nhưng bài viết này ko lừa đc mình ^^
ReplyDeleteHay :-bd
ReplyDeleteVừa có vẻ lừa tình, có chút thơ thẩn nhưng lại tràn đầy tính khoa học
Picazốc thật là bá đạo đó mà :-bd
Nhưng mình góp ý thế này : thay vì viết về những thứ khô khan như sỏi đá bụi bặm vũ trụ, viết về những thứ ướt át - ướt nhẹp như "Mẫu đàn ông lý tưởng của phụ nữ sao hỏa" , "Mỗi tình vụng trộm giữa thằng cuội và chị Hằng" ....
Đảm bảo anh em blogger hưởng ứng nhiệt lệt \m/